Căn cứ vào những hình người trên mặt trống đồng hoặc trên những hiện vật khảo cổng bằng gốm hoặc bằng sứ khác, có thể nhận thấy người Việt cổ trang phục đơn giản: đàn ông đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy – yếm.
Khố là một mảnh vải dài, quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau. Khố mặc mát, phù hợp với khí hậu nóng bức và dễ hoạt động.
Váy là trang phục để nữ giới che nửa người dưới. Váy có hai loại: váy kín ( hai mép vải được khâu thành hình ống ) hoặc váy mở ( là một mảnh vải quấn quanh thân ). Chiếc váy thường rộng, dài đến ngang ống chân. Khi lao động, chỉ cần buộc túm gấu váy ra phía sau hoặc giắt gấu váy lên cạp ( thắt lưng ) là thành chiếc váy ngắn, thuận tiện trong lao động, sản xuất.
Với bộ trang phục đơn giản: phần dưới là váy quây, phần trên chỉ có chiếc yếm che kín phần ngực và bụng, hai cánh tay và lưng để trần khiến cho các cô, các chị vừa thoáng mát, vừa gợi cảm.
Cả đàn ông và đàn bà đều cắt tóc ngắn. Vào dịp lễ hội, người Việt cổ mặc áo lông chim, hoặc các bộ trang phục bằng vải sợi thô chế từ cây đay, cây gai, cây chuối.
Những hoa văn trang trí trên trang phục của người Việt cổ qui về hai loại hình chính: hình mặt trời tượng trưng cho quyền lực cao nhất, chi phối toàn bộ cuộc sống của con người và hình con Rồng thể hiện quan niệm của người Việt cổ về nguồn gốc của mình là con Lạc cháu Rồng.
Người Việt xưa có tục xăm mình: người dân chài lấy mực xâm vào da mình hình cá sấu hoặc hình con rồng để khi xuống nước không bị thủy tề hãm hại. Có lẽ bởi thế dân nước ta từ thời Hùng Vương còn được gọi là Văn Lang ( nghĩa là người vẽ hình ). Tục xăm mình này vẫn còn tồn tại rất lâu ở những triều đại phong kiến tiếp theo.
Không biết tự bao giờ, người Việt đã có chiếc áo tơi lá. Có thể áo đã được tạo ra từ thời Việt cổ, cũng có thể từ thời triều đại phong kiến Việt Nam đầu tiên. Áo được tạo ra và đã tồn tạo rất lậu trong lịch sử thời trang Việt Nam, để nâng đỡ cho cuộc sống vất vả của người dân nước Việt.
Áo tơi vừa để trốn mưa, vừa để che nắng, vừa giữ ấm trong những ngày đông lạnh giá. Áo cũng tồn tại mãi cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chứng mình cho sự khéo léo của những người dân Việt Nam biết tạo ra những trang phục từ những lá cây, cọng cỏ nhưng rất thực dụng, rất hữu ích cho đời sống con người.
No comments:
Post a Comment