Dưới thời phong kiến, nông nghiệp phát triển. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải hình thành. Các vua nhà Lý và sau đó là triều đại Trần, Lê, Nguyễn… đều dạy dân chúng trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải cùng với nghề trồng lúa.
Người dân Việt Nam thời đó biết nuôi tằm lấy kén, kéo sợi. Từ sợi tơ tằm, nhân dân đã biết dệt nên nhiều loại vải, rất phong phú như: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc và một số vải mang đặc tính địa phương như: nái, sồi, đoạn, lĩnh, thao, vân…
Các quan trong triều trang phục tương tự như vua nhưng khác màu ( nhất là không được mặc màu vàng ), hoa văn chủ yếu là hình sóng nước ( rất ít khi được dùng hoa văn hình con rồng ). Cung tần, mỹ nữ mặc xiêm y màu sắc rực rỡ, hoa văn trang trí cầu kì ( chủ yếu là hoa văn hình hoa sen, hoa cúc, dương sỉ, chim phượng… ). Nhìn chung quần áo của tầng lớp thống trị thường uy nghi, đường bệ, thành một thứ phô trương đẳng cấp, quyền lực và sự giàu sang.
Người lao động trang phục giản đơn, mặc lấy chắc, lấy bền làm chính. Kiểu cách đơn giản, thuận tiện, không vướng víu lao động. Kiểu càng đơn giản, càng tốn ít vải càng tốt. Màu sắc càng đơn giản càng dễ nhuộm. Màu càng tối càng đỡ lộ bẩn. Những màu được ua chuộng thời kì này thường là các màu đen, vàn đất, nâu sồng…
Đàn ông thời phong kiến để tóc dài, búi cao ( gọi à búi tó, hay búi củ hành ). Khi lao động vấn khăn đầu rìu; lúc sang trọng thì đội khăn xếp. Người Nam Bộ thường đội khăn rằn. Khi ra đường đội mũ lá. Trang phục thường ngày của đàn ông là quần ống què, nửa người trên cởi trần.
Quần ống què là một sáng tạo thông minh của người dân Việt. Với nghề dệt thủ công, khổ vải hẹp chỉ rộng có 4 tấc (40 cm), chỉ cần một nhát kéo và 4 đường khâu can, dũi thêm đường gấp cạp và gấp gấu, chiếc quần dài đã hoàn tất.
Quần ống què sử dụng được cả mặt trước lẫn mặt sau, rất thuận tiện và tiết kiệm vải, về sau chiếc quần ống què được cải tiến thành quần là tọa. Quần này có đường can giữa đũng (chứ không can lệch như trước), cạp rất to bản. Khi mặc người ta thắt dây lưng ra ngoài rồi thả phần cạp thừa rủ xuống, ra ngoài dây lưng.
Quần lá tọa là một sáng tạo linh hoạt rất phù hợp với lao động nông nghiệp. Ứng phó với ruộng cạn, ruộng nước, nước sâu… quần sẽ được điều chỉnh độ dài bằng cách kéo cạp quần rủ nhiều hay ít.
Do đàn ông để mình trần nên tập xăm hình lên da thịt khá phổ biến. Thời lý người lính xăm hình lên ngực và chân. Sang thời Trần xăm mình không những để con người hoa hợp với thiên nhiên mà còn vì ý nghĩa sâu sa về nguồn gốc giống nòi, để “không bao giờ vong bản”.
Đến thời kỳ này từ vua quan đến thứ dân đều thích xăm hình rồng lên trước bụng hoặc sau lưng, hai bên vế đùi. Tục xăm hình về sau còn phát triển thành dấu hiệu để phân biệt gia nô dòng họ này với dòng họ khác.
Vào dịp lễ họi đàn ông khoác áo dài bằng chất liệu “the”, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen.
No comments:
Post a Comment